Thời tiết vào mùa đông hoặc mùa xuân rất dễ gây ra các bệnh về phế quản, đường hô hấp hay cảm lạnh...

Một số bệnh viêm phế quản, ho gà, hen suyễn, sởi, cúm, viêm họng, viêm xoang, viêm amidan… từ các bệnh này nếu biến chứng nặng hơn có thể dẫn đến bệnh viêm phổi. Bệnh viêm phổi nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới tử vong.

Dược tính của nhân sâm là bổ khí, tăng cường sức đề kháng của động vật đối với bệnh tật, điều trị cấp cứu trong trường hợp bệnh nguy kịch

bi viem phoi co dung nhan sam duoc khong 1

Khi bị ốm, người ta thường nghĩ tới việc dùng nhân sâm để tẩm bổ bởi dược tính thần kì của nhân sâm, tuy nhiên nhân sâm không thể dùng bừa bãi, nhất là trong các trường hợp như :

Người bị giãn phế quản, lao: Bệnh nhân thường ho ra máu, sốt nhẹ, xuất huyết, đây là lúc âm hư hoả vượng, phế âm suy nhược. Nhân sâm càng làm tổn thương phế âm và làm hỏa vượng thêm, làm nặng hơn tình trạng nôn ra máu.

Người bị cảm lạnh: Nhân sâm bổ khí, sẽ làm cho tà khí ứ trệ lưu trong cơ thể không thoát ra ngoài được, kéo dài bệnh tình. Những người đang phải uống nhân sâm dài ngày nếu bị cảm thì nên ngừng cho đến khi khỏi hẳn.

bi viem phoi co dung nhan sam duoc khong 2

Trị các loại bệnh phổi như hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, tâm phế mạn, phải dùng đúng cách theo bài thuốc, đúng liều lượng, và đúng chỉ định của thầy thuốc mới có tác dụng :

Nhân sâm định suyễn thang: Nhân sâm 8g ( gói sắc riêng), Thục địa 20g, Thục phụ phiến 12g, Hồ đào nhục 16g, Tắc kè 8g, Ngũ vị tử 8g, sắc uống.

Nhân sâm Hồ đào thang: Nhân sâm 4g, Hồ đào nhục 12g, saüc uống trị chứng hư suyễn.

Nhân sâm là một bài thuốc quý nhưng nếu như không hiểu hết về dược tính của nhân sâm, khi sử dụng không đúng bệnh và không đúng cách rất có thể sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trên đây là một số chia sẻ và hiểu biết của Nhân Sâm Hà Nội về bệnh viêm phổi và trả lời cho câu hỏi bị bệnh viêm phổi có dùng được nhân sâm hay không? Chúc quý khách luôn khỏe mạnh – bình an và hạnh phúc.